ZingTruyen.biz

Nhung Dieu Lam Toi Buc Boi

Mịa! Biết là đầu năm đầu tháng không nên tế nhiều quá. Biết đã là chuyện cũ mình bỏ qua a a a...

Nhưng mà...

Ngoài Covid ra thì sang năm mới nhiều thành phần cần phải bị triệt tiêu cho cái xã hội này yên bình lắm.

Ví dụ như câu chuyện dưới đây:

Ý mình không phải thuần việt nên bị tẩy chay nha. Nên vài thành phần não trái nho nên đọc kĩ vấn đề nhé.

Đừng chọc đầu năm đầu tháng tao chửi nha!

Thuần việt là gì! Mình xin được đưa ra bài viết dưới đây mình sưu tầm

TOPIC: THẾ NÀO LÀ THUẦN VIỆT?

Xin chào mọi người, mình là Tiểu Lưu Tinh. Dạo gần đây mình đã đọc được không ít những bài viết hay những câu hỏi về văn phong thuần Việt. Bản thân mình đã được học tập và nghiên cứu về tiếng Việt, tiếng Trung trong suốt hơn ba năm qua. Tuy nhiên chuyên ngành của mình không phải tiếng Việt nên nếu có sai sót thì mong các bạn sẽ góp ý để mình sửa đổi cho hợp lí. Sau đây mình xin trình bày quan điểm của bản thân.

1. Từ Hán Việt là gì?
Từ Hán Việt là từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã du nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp của tiếng Việt. Và từ Hán Việt chiếm đến 70% tiếng Việt, nó gần như không thể tách rời khỏi tiếng Việt. Vậy nên có một số bạn nói rằng bài trừ từ Hán Việt là không đúng.

Vì từ Hán Việt chiếm đến 70% trong hệ thống từ vựng tiếng Việt nên trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cũng đang sử dụng rất nhiều từ Hán Việt. Ví dụ: gia đình, thiếu nữ, nội trợ, đích tôn, ...

Tuy nhiên việc sử dụng từ Hán Việt nên đúng chỗ, đúng lúc, đúng hoàn cảnh. Trong một tác phẩm có bối cảnh hiện đại thì việc sử dụng nhiều từ Hán Việt như: phụ thân, phu quân, trưởng huynh, ... Là không hợp lí.

2. Âm Hán Việt:
Âm Hán Việt khác với từ Hán Việt. Trong khi từ Hán Việt có nghĩa cụ thể thì âm Hán Việt lại không có ý nghĩa gì cả. Đôi khi âm Hán Việt và nghĩa của từ đó lại đối lập hoàn toàn với nhau.

Âm Hán Việt là kí âm của tiếng Hán được ghi lại bằng chữ La-tinh, hay đơn giản hơn thì âm Hán Việt là một kiểu ghi lại cách đọc của tiếng Hán bằng tiếng Việt. Có nhiều bạn nhầm lẫn giữa âm Hán Việt và từ Hán Việt nên việc này cần phải làm rõ hơn cả. Âm Hán Việt không nằm trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, nó cũng không phải từ Hán Việt. Việc sử dụng âm Hán Việt một cách bừa bãi sẽ khiến cho tác phẩm, câu từ của các bạn bị tối nghĩa, lủng củng và khó hiểu.

Mình sẽ lấy ví dụ cho âm Hán Việt:
爆红 [bàohóng] <<Bạo hồng>>: Trở nên nổi tiếng một cái nhanh chóng

封杀 [fēngshā] <<Phong sát>>: Cấm vận

Thì ở hai ví dụ trên từ "bạo hồng" và "phong sát" là âm Hán Việt vì nó được kí âm lại từ pinyin  [bàohóng] và  [fēngshā]. Mình thấy dịp trước ở trên các trang báo mạng rất hay sử dụng từ "phong sát" và mình cảm thấy thật khó hiểu. Đồng ý ngôn ngữ là thứ không ngừng phát triển nhưng không phải là thấy cái gì là vơ hết vào, cái gì cũng nên có chọn lọc và xem xét. Chính việc các báo mạng, page lớn dùng từ "phong sát" quá nhiều nên dần dần những người đọc báo lại nghĩ rằng "phong sát" là từ Hán Việt. Nhưng không, "phong sát" là ÂM Hán Việt.

Sự trùng hợp nhưng lại không trùng hợp của âm Hán Việt và từ Hán Việt. Ở đây mình lại lấy thêm ví dụ khác cho các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề âm Hán Việt nghe một đằng nhưng nghĩa một nẻo, nhưng âm Hán Việt đó lại rất dễ khiến cho người nghe, người đọc hiểu nhầm. Ví dụ:
博士 [bóshì] <<Bác sĩ>>

秘书 [mīshù] <<Bí thư>>

Ở trường hợp này thì "Bác sĩ" và "Bí thư" là âm đọc Hán Việt của từ [bóshì] và [mīshù]. Có lẽ những bạn không học tiếng Trung, không biết đọc chữ Hán cũng có thể thấy được sự tương đồng giữa pinyin và âm đọc phải không nào? Đọc thì các bạn hẳn sẽ nghĩ "Bác sĩ" là hành nghề y còn "Bí thư" là người hoạt động trong đoàn, đảng đúng không? Nhưng không, nghĩa của hai từ này lại lần lượt là "Tiến sĩ" và "Thư kí". Hoàn toàn trái ngược với âm đọc của từ, nên đối với những tác giả nào dịch truyện convert mình nghĩ nên chú ý những từ ngữ thế này để tránh nhầm lẫn.

3. Từ Việt cổ:
Từ Việt cổ trong tiếng Việt là những từ được dân tộc ta sử dụng vào thời xưa, có nguồn gốc bản xứ hoặc vay mượn từ các nhóm ngôn ngữ Mon-Khmer, Tày – Thái, Mường, Hán (có thể cả ngôn ngữ châu Âu) và hiện nay KHÔNG CÒN được sử dụng trong tiếng Việt. (Theo vusta.vn)

Tuy nhiên các bạn cũng đừng nhầm từ Việt cổ thành âm Hán Việt nhé.

4. Từ thuần Việt:
Khi dựng lên sự phân biệt nhân tạo giữa “Hán-Việt” và “thuần Việt”, người ta thường quên mất rằng hầu hết những từ được gọi là “thuần Việt” cũng đều có nguồn gốc ngoại quốc (Thái, Mã-Lai, Chăm, Căm-Pu-Chia, Quảng Ðông, Ấn Ðộ, v.v.) không kém gì các từ “Hán-Việt” và các từ mới vay mượn của tiếng Pháp, tiếng Anh. Thật ra, cái sắc thái đặc biệt mà người ta tri giác được ở các từ Hán -Việt không phải là do một đặc trưng “ngoại quốc” gì của các từ này. Chẳng hạn, xét về ngữ âm, các từ Hán-Việt đều có một cấu trúc âm tiết chuẩn mực của những từ thuần Việt, như các công trình nghiên cứu cấu trúc ngữ âm của các từ Hán-Việt đã cho thấy, chứ không có một âm hưởng là lạ như các từ vay mượn như pa-tê, gòong, soóc, xéc, boong, tỉm xắm, vằn thắn (kể cả những tên riêng Quảng Ðông như Cóong, Dzếnh). (Trích "Tiếng Việt Văn Việt Người Việt - Cao Xuân Hạo)

5. QT là gì? Lậm QT là gì?
QT là từ viết tắt của Quick Translation.

Tức là sử dụng một công cụ dịch nhất định nào đó rồi dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt. Từ đó gây ra nhiều lỗi sai như: câu cú lủng củng, sai ngữ pháp, có rất nhiều âm Hán Việt. Khiến cho người đọc cảm thấy khó chịu vì câu chữ được dịch theo thứ tự của tiếng Trung. Ví dụ câu bị dịch QT mà không được chỉnh sửa:

我把药了 [Wǒ bǎ yào hēle]

QT: Tôi đem thuốc uống rồi.

Dịch chuẩn: Tôi uống thuốc rồi.

Hẳn là nghe tới đây các bạn cũng nhớ tới dòng truyện huyền thoại "Cô ấy đem cái đầu gật xuống" phải không? Vì nó cùng cấu trúc câu với ví dụ mình vừa đưa ra.

Cấu trúc câu chữ 把:
Chủ ngữ (chủ thể của hành động) + 把 [bǎ] + Tân ngữ (người/vật bị động) + Động từ + Thành phần khác

Và cấu trúc này khác với ngữ pháp  của  tiếng Việt là:
Chủ ngữ (chủ thể của hành động) + Động từ + Tân ngữ

Các bạn có thể thấy ở cấu trúc tiếng Trung thì động từ và tân ngữ đã bị đảo vị trí nên xảy ra hiện tượng "đem cái đầu gật xuống".

Theo mình nghĩ việc dịch QT này là một bản lỗi của chuyển dịch ngôn ngữ nếu không chỉnh sửa cho đúng cấu trúc ngữ pháp chứ không phải là một phong cách hay văn phong hoặc là một thứ gì đó rất thần thánh để các bạn theo đuổi. Nếu tác giả nào viết bối cảnh Trung, thể loại cổ đại, tru tiên, kiếm hiệp nói rằng bạn viết mọi thứ liên quan đến Trung Quốc thì sẽ được dùng cấu trúc câu của Trung Quốc. Bạn sẽ đúng khi bạn viết tác phẩm của bạn bằng tiếng Trung chứ không phải tiếng Việt. Khi bạn viết bằng tiếng Việt, mong các bạn hãy giữ gìn sự trong sáng của nó, vì đối tượng mà các bạn hướng đến vẫn là người Việt chứ không phải là người Trung. Bạn có thể dùng từ Hán Việt nhiều hơn một chút, dùng những từ Hán Việt giúp cho tác phẩm của các bạn sẽ trang trọng hơn, phù hợp hơn nhưng một lần nữa mong rằng hãy viết đúng ngữ pháp tiếng Việt và đừng dùng âm Hán Việt.

Đến đây mong các bạn cũng đã có thể phân biệt được đâu là từ Hán Việt, đâu là âm Hán Việt, thế nào là QT. Và liệu các bạn đã đúc kết được thế nào là thuần Việt chưa nhỉ?

Đầu tiên thuần Việt không phải là 100%  không dùng từ Hán Việt, có rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng của Việt Nam vẫn sử dụng từ Hán Việt một cách vô cùng hợp lí. Đến tên của các bạn cũng là từ Hán Việt cả, xin đừng bài trừ từ Hán Việt một cách vô lí như vậy.

Thứ hai, văn phong sẽ thuần Việt khi bạn không dùng âm Hán Việt. Còn một điều nữa có vẻ không liên quan lắm đến bài viết nhưng mình cũng muốn đề cập đến. Thì nếu bạn muốn tác phẩm của mình thuần Việt hơn nữa thì những từ tiếng Anh như Internet, New York, Brazil,... thì hãy chuyển thành In-tơ-nét, Niu-Óoc, Bờ-ra-xin... Giống như trong sách giáo khoa.

Và cuối cùng, hãy dùng đúng ngữ pháp tiếng Việt. Đừng dùng những hư từ như "a~", "ngô", "ân" vào tác phẩm mang bối cảnh Việt Nam của mình. Nó chẳng những không làm tác phẩm của các bạn nổi bật hơn mà lại khiến thứ tâm huyết của bạn trở nên lộn xộn và đôi khi sẽ mất đi cả độc giả. Cũng đừng theo đuổi cái văn phong được gọi là văn phong QT, hay văn phong Trung Quốc. Vì khi các bạn nói dùng văn phong Trung Quốc thì các bạn cũng đang lậm QT. Dùng những cấu trúc mà các từ loại bị đổi tung vị trí lên.

Chính mình cũng từng dùng văn phong QT để viết, và sau đó bản thân được học sâu hơn về ngôn ngữ khiến cho mình ngộ ra rằng tại sao lại phải dùng cấu trúc của nước ngoài để viết vào một tác phẩm của Việt Nam. Không nói đến việc các bạn lấy bối cảnh ở đâu, nhưng một lần nữa xin hãy viết đúng ngữ pháp tiếng Việt.

Thêm một chút ngoài lề, mình cũng đọc được không ít những lời bình nói rằng tên nhân kiểu như: Kiều Thanh, Nghiêm Mộ Lăng,... Là lậm Trung và không thuần Việt. Những cái tên đặc biệt giúp tác phẩm, nhân vật của tác phẩm có điểm nhấn hơn, dễ nhớ hơn và khó bị trùng lặp.Thì mình cũng chia sẻ một chút, không biết do bản thân mình may mắn hay sao mà xung quanh mình có rất nhiều người có họ và tên rất hay. Đặc biệt là những em bé sinh từ năm 2018 đến nay, tên ai cũng hay và cực kì đặc biệt. Tuy rằng nó hiếm nhưng không phải không có, nên việc sử dụng những cái tên yêu kiều cho tác phẩm thì theo mình nghĩ là không phải lậm Trung.

Ở chủ đề thảo luận này mình chủ yếu chỉ nhắc đến tiếng Việt và tiếng Trung, ngoài ra những loại khác như lậm Anh, lậm Nhật, lậm Hàn,... thì mình không có đủ hiểu biết để lên tiếng. Mong rằng qua bài viết này có thể giúp được các bạn phần nào và nếu như trong bài viết này có  gì sai sót thì xin các bạn góp ý để mình thay đổi, trau dồi kiến thức. Cảm ơn các bạn đã đón đọc.
---
Bản quyền thuộc về Tiểu Lưu Tinh được đăng tải trên Blog Tiêu Vương Các vui lòng tôn trọng quyền tác giả
#tieuluutinh

Nguồn:
https://www.facebook.com/107778908242980/posts/163710102649860/?sfnsn=mo

Đó là những gì mình tìm hiểu về thuần Việt. Nhưng vấn đề mình đề cập ở đây là. Tệ nạn tẩy chay các tác giả viết văn phong nước ngoài, đặc biệt là viết theo văn phong Trung Quốc.

Mịa! Mấy cha mấy mẹ kiểu tỏ ra thượng đẳng. Vô truyện người ta chê này chê nọ. Rồi bảo người ta lạm Trung, lạm Nhật hay lạm Hàn các thứ.

Má! Đầu năm đầu tháng! Chọc chửi không à!

Người ta viết gì thay kệ người ta đi. Vô sủa chi vậy hả? Làm tuột mood người ta. Người ta viết sao miễn đọc giả người ta thích là được. Còn mấy ba mấy mẹ vô bình luận tùm lum. Đạp đổ bát cơm người ta vui lắm à?

Dân viết lách như nhau làm ớt biết điều giùm.

Mình không nói đến một số bạn viết truyện dùng văn phong nước ngoài trong những bộ truyện lấy bối cảnh Việt dẫn đến phi logic.

Còn những bạn lấy bối cảnh nước ngoài. Sao viết thuần Việt được hả lũ điên?

À đừng kéo tới vụ viết truyện Trung Quốc hay Nhật là không tôn trọng nền văn học Việt Nam nha. Vụ đó tôi sẽ tế sau!

Còn người ta viết gì người ta viết. Quan trọng là đọc giả người ta thích. Còn bản thân thích viết thuần Việt thì lo mà viết. Còn người ta làm gì thì kệ người ta.

Không đọc thì cút! Đừng ở đó sủa!

Đừng đánh giá lòng yêu nước của các Writer Việt qua văn phong hay cách viết của người ta.

Bài thơ 'Nam Quốc Sơn Hà' đấy, bài thơ 'Ngắm trăng' nữa. Còn nhiều bài thơ cả các tác phẩm văn học của Việt Nam từ cổ đại đến cận đại. Phiên âm bằng Hán Việt đấy. Gáy người ta không yêu nước đi bọn con Zời!

Đọc mà bất bình thay cho các tác giả ấy. Bớt có gáy lại, làm người không phải làm gà nha. Đừng có phá người ta, mình cũng làm việc, người ta cũng làm việc.

Mỗi người mỗi khác và mỗi người mỗi sở thích. Đừng có mà chụp mũ hay thấy người ta hơn view mình rồi đi sân si người ta.

Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.biz